AI CŨNG CÓ THỂ GIÀU

AI CŨNG CÓ THỂ GIÀU

AI CŨNG CÓ THỂ GIÀU

13:56 - 28/01/2019

Làm giàu khó nhưng ai trong chúng ta cũng có thể trở nên giàu có nếu như chúng ta biết phát huy những gì mình có, hành động một cách khôn ngoan nhằm đạt được mục tiêu dài hạn.

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC
Ai cũng có thể giàu

Làm giàu khó nhưng ai trong chúng ta cũng có thể trở nên giàu có nếu như chúng ta biết phát huy những gì mình có, hành động một cách khôn ngoan nhằm đạt được mục tiêu dài hạn. Sau đây là những lời khuyên tốt giúp bạn cải thiện cuộc sống của mình:

1. Cố gắng và cố gắng đừng cho tiền thất thoát:

Nhiều người đã tiêu tiền vô tội vạ. Nhiều người lại keo kiệt không dám chi. Lúc nào thì cần chi, lúc nào không cần chi? Chi cho việc ấy bao nhiêu tiền? Dù trả lời hai câu hỏi này không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nếu bạn muốn trở nên giàu có bạn phải có ý thức về chi tiêu. Phải luôn nhắc nhở, chấn chỉnh mình chi tiêu một cách tốt nhất.

Nhiều bạn dưới áp lực của môi trường sống cố tạo ra vẻ bề ngoài hào nhoáng. Bạn muốn mọi người công nhận bạn là người giàu có? Thật đáng thương thay sự cố gắng của bạn thật là lố bịch, chỉ lừa được những kẻ khờ khạo. Người đủ tự tin và khôn ngoan biết cách cư xử chừng mực để an toàn, có lợi.

Nhiều bạn khi nghe tôi khuyên nên sử dụng đồng tiền cẩn thận liền cười mỉa đáp rằng: Sống mà không hưởng thụ thà chết còn sướng hơn! Tôi không có nhiều thời gian tranh luận với những người nhận thức hạn chế bởi có nói cái gì họ cũng không nghe. Họ tưởng vung tiền là hưởng thụ hóa ra lại biến mình thành kẻ bị người khác lợi dụng. Muốn trở thành người giàu có đừng làm như họ. Giàu có không cần phải phô trương!

2. Cố gắng và cố gắng tiết kiệm thật nhiều tiền:

Khái niệm “đừng cho tiền thất thoát” hoàn toàn khác với khái niệm “tiết kiệm thật nhiều tiền”. Khi bạn đang tay trắng thì những đồng tiền tiết kiệm là những đồng tiền đầu tiên giúp bạn trở nên giàu có. Hãy lập ra một hoặc nhiều quĩ tiết kiệm và duy trì chúng suốt đời. Tiết kiệm tiền bạc để phòng ngừa rủi ro, đầu tư sinh lợi trong tương lai. Chính vì lẽ đó, phải suy nghĩ sao để khoản tiền này thật an toàn. Đừng đụng đến nó cho dù đó là trường hợp khẩn cấp.

3. Cố gắng và cố gắng đầu tư để sinh lợi:

Lí thuyết và thực tế khác xa nhau. Nhiều người có nhiều bằng cấp, sống gần hết đời vẫn có thể đầu tư sai nếu như chưa hiểu biết tường tận một vấn đề nào đó hoặc đơn giản hơn chỉ là “không may mắn”. Có lẽ để trả lời câu hỏi “Làm thế nào đầu tư hiệu quả?” tôi cần rất nhiều thời gian diễn giải và bạn muốn hiểu được cũng lắm công phu. Khi bạn dùng tiền để đầu tư tức là bạn đã kì vọng điều gì đó tốt đẹp hơn ở tương lai. Sẽ có hai giả định: Một, bạn đầu tư sai. Đừng lo lắng mà hãy nhanh chóng hạn chế thiệt hại bằng cách bán cắt lỗ. Trong trường hợp khác, bạn có thể chờ đợi, nếu may mắn bạn có thể thu lại thắng lợi vẻ vang. Hai, bạn đầu tư đúng. Hãy nhớ rằng cái gì cũng có “thời” của nó. Bạn phải biết đâu là thời điểm tốt để ra quyết định cuối cùng. Nói chung, người đầu tư giỏi cần rất nhiều tố chất. Một trong những tố chất quan trọng nhất là “cái tâm”. Tâm mà vững vàng, sáng suốt thì nhất định sẽ có ngày thành công.

4. Phải thật thận trọng khi vay nợ để đầu tư:

Tôi giả sử bạn đi vay A VND để đầu tư mua hàng hóa X. Nếu sau một thời gian bạn bán hàng hóa X đi với số tiền là A’ VND (A’ < A, A – A’ = B) thì bạn lỗ B VND + lãi suất vay. Muốn không lỗ bạn phải bán hàng hóa X với số tiền A” (A” > A, A” – A = B’) và B’ phải lớn hơn lãi suất vay. Muốn làm được điều này bạn phải mua hàng hóa X với giá thấp hơn thời điểm bán và tác động sao cho nó sinh ra lợi nhuận lớn. Như vậy là bạn phải đầu tư vào những hàng hóa có xu hướng gia tăng lợi nhuận do tác động cả chủ quan lẫn khách quan. Ví dụ, bạn nói bạn mua căn hộ chung cư để ở sau vài năm sẽ bán. Bạn dựa vào điều gì mà dám quả quyết bạn đầu tư đúng? Tôi không nói bạn sai, nhưng hãy chú ý đến những khác biệt rất nhỏ khi ra quyết định.

5. Hãy nỗ lực làm việc không bao giờ ngơi nghỉ:

Nhiều kẻ lười biếng mà cứ ngồi than thân trách phận tại sao tôi không giàu. Tôi nói cho bạn biết hầu hết người giàu có đều phải làm việc rất chăm chỉ.

Mỗi người dường như có một thời điểm, hoàn cảnh, điều kiện thuận lợi khác nhau. Một khi đã nắm trong tay cơ hội kiếm tiền thì đừng bao giờ ngừng biến ước mơ thành hiện thực. Nói như thế không có nghĩa là bạn cắm đầu vào làm việc đến quên cả cái thân mình. Hãy học cách làm việc khoa học và giữ gìn sức khỏe để cuộc đời mình thật sự có ý nghĩa.

6. Mạnh dạn suy nghĩ lớn, hành động thật táo bạo:

Cuộc đời chỉ có mấy mươi năm. Chết rồi muốn làm cũng có làm được đâu. Muốn lập nên kì tích phải có những suy nghĩ, hành động vượt giới hạn thông thường. Cầm mấy nghìn tỉ đồng đầu tư vào thương vụ nào đó nghe thật đáng sợ, nhưng đừng vì đó mà nhút nhát, e dè. Thắng hay thua chưa biết, nhưng nếu không làm thì mãi mãi cũng chỉ vậy thôi.

7. Biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở đời:

Ngu dốt không đáng sợ, điều đáng sợ là không chịu học hỏi để vươn lên. Một lời khuyên tốt có thể giúp bạn thoát khỏi cảnh tối tăm, thay đổi được số phận. Hãy tìm đến những người có thể giúp bạn nâng cao nhận thức, bởi vì đó là việc làm khôn ngoan nhất. Người không biết trân trọng những giá trị tốt đẹp ở đời sẽ không thể vươn lên trong cuộc sống gian khó này đâu!

Chat Master (Anastar)

>> Bài liên quan:

1) Làm sao giàu từ tay trắng?!

2) Con mắt của người làm giàu

3) Phẩm chất người giàu chân chính

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK