KINH DOANH THUA LỖ, TÔI PHẢI LÀM SAO?

KINH DOANH THUA LỖ, TÔI PHẢI LÀM SAO?

KINH DOANH THUA LỖ, TÔI PHẢI LÀM SAO?

11:36 - 16/04/2021

Điều quan trọng là sau thất bại bạn nhận ra điều gì. Hãy dùng sự hiểu biết đó để làm lại từ đầu. Đó là vốn quí mà những người chưa thất bại không bao giờ có được!

GIÀU CÓ HẠNH PHÚC?
TỪ ƯỚC MƠ ĐẾN HIỆN THỰC
10 thói quen không sửa ngay đời bạn sẽ xuống dốc
Năm 2018, bạn trẻ hãy thay đổi thói qua loa
TIẾN TỪNG BƯỚC VỮNG CHẮC

Câu hỏi:

Chào anh!

Tôi năm nay đã 34 tuổi, có vợ và hai con. Cách đây 8 tháng công việc kinh doanh của tôi sụp đổ. Thời gian đó tôi gần như tuyệt vọng, đôi lúc còn nghĩ quẩn đến những điều xấu, nhưng nhìn các con cái và vợ rất biết thông cảm, tôi đã cố gắng không suy nghĩ đến điều vớ vẩn đó nữa, bởi còn người thì còn của.

Thật sự đó là một giai đoạn “địa ngục trần gian”, tôi làm ăn và đã thua lỗ tổng cộng gần một tỉ đồng. Tôi rất hoảng sợ, không đêm nào ngủ yên, sáng mở mắt thì  hoảng hốt, sợ các chủ nợ đòi tiền.

Đến bây giờ tôi gần như đã được giải thoát 70%, nhưng còn khoảng 30% nữa (250 triệu đồng) tôi không biết phải làm sao, nhà cửa thì đã cầm cố và giải quyết các khoản trước. Hiện tại tôi chỉ còn hai bàn tay trắng.

Số tiền còn lại này là số tiền tôi nợ của công ty tôi đã hùn vốn với mấy anh em cùng làm ăn. Bây giờ công ty đang chờ giải thể, còn nợ bảo hiểm xã hội và tiền thuế. Nhưng thật sự bây giờ tôi không thể đào đâu ra tiền, hằng ngày tôi đi làm trong túi chỉ vọn vẹn có 30.000 đồng.

Thời gian giải quyết nợ của công ty cũng đã sắp đến, cần tổng kết việc kinh doanh để trả tiền lại cho mấy anh em. Nghĩ đến chuyện này tôi lại thật sự bế tắc và khủng hoảng vô cùng. Gia đình hai bên nội ngoại đã giúp đỡ tôi hết sức và không còn khả năng nữa, khủng hoảng tinh thần của 8 tháng trước gần như lại hiện về.

Tôi luôn tự nhủ số tiền lớn hơn mình giải quyết được thì số tiền còn lại cũng sẽ có cách.

Nhưng hiện tại tôi đang rất rối trí, chẳng nghĩ ra được điều gì. Tôi phải làm sao đây? Mong nhận được lời tư vấn từ Chat Master!

Trả lời:

Chào bạn!

Mỗi chúng ta sinh ra trên đời đều có quan niệm khác nhau về cách sống. Mỗi chúng ta sinh ra trên đời đều có “phản ứng” riêng khi đối diện với nghịch cảnh. Có người thì cuống cuồng, có người lại bình chân như vại … Cái cách mà mỗi chúng ta cư xử hay hành động phần lớn chịu sự chi phối của giáo dục. Trong quá trình sống chúng ta đã “lập trình” ra một cách cư xử hay hành động mà theo chúng ta đó là chuẩn mực. Thực sự thì chuẩn mực đó có đúng hay không?

Xin thưa, chẳng có điều gì đúng tuyệt đối cả! Chính vì vậy, bạn cũng đừng cứng nhắc quá khi bắt mình phải thế này, phải thế kia …

Trên đời này theo bạn điều gì là quan trọng nhất? Mạng sống ư? Vậy bạn có dám chết không?

Dám à? Nếu vậy thì chẳng điều gì phải sợ cả, cứ bình tĩnh mà giải quyết. Nếu như không giải quyết được thì … nên quên nó đi!

Chắc nghe qua lời khuyên trên bạn thấy có vẻ hơi buồn cười, nhưng thực tế đó là một lời khuyên hay nhất!

Con người là một sinh vật quá nhỏ bé. Không phải chuyện gì bạn muốn là bạn có thể giải quyết được. Tôi còn nhớ rõ như in ngày bố tôi bị bệnh ung thư giai đoạn cuối. Tôi ngồi cầu nguyện suốt đêm ngày cho mình được chết thay cha. Thế nhưng thế lực nào đó đã bắt tôi phải xa người sinh ra mình mãi mãi. Không ai nghe những gì tôi nói. Không ai xót thương cho kẻ dám hi sinh cho đấng sinh thành.

Ngày tôi chập chững bước vào kinh doanh, vì quá tin người tôi cho người ta vay rồi bị giật. Sau nhiều lần kiện thưa tòa buộc người đó bồi thường cho tôi số tiền đã vay của tôi, nhưng bằng khả năng của người đó. Thế là mỗi tháng tôi đều đến nhà người đó để lấy … vài ngàn đồng. Cay đắng, nhưng theo luật đây là vụ án dân sự không phải vụ án hình sự nên tôi chẳng thể làm gì được người ta. Người giật nợ cứ khăng khăng nói rằng họ đã làm hết sức để khắc phục hậu quả, giờ tôi có giết họ cũng vậy thôi. Đời là vậy đó, chẳng ai bảo vệ bạn nếu bạn không biết tự bảo vệ mình. Trường hợp của bạn cũng vậy thôi!

Hàng ngày chắc bạn có đọc báo. Những vụ án lừa số tiền lên đến hàng ngàn tỉ đồng chắc bạn cũng biết tòa xử thế nào. Tù vài năm rồi ra thôi mà! Nhiều người còn nói: Nếu tôi có số tiền ấy tôi chết cũng được chứ đi tù nhằm nhò gì!

Xã hội loài người nói chung ít khi xử tử những người quỵt nợ, vậy cớ chi bạn phải nghĩ quẩn này nọ. Bên cạnh đó, con nợ thừa biết có giết bạn cũng chẳng lấy được xu nào, có khi còn bị … chết oan.

Thất bại đau đớn nhất của người làm giàu là bị ruồng bỏ, mất uy tín, chứ không phải thua lỗ về tiền bạc. Bạn may mắn được gia đình ủng hộ thì hãy tìm cách lấy lại danh dự. Cuộc đời chưa kết thúc chưa thể phán xét bạn là người thua cuộc. Điều quan trọng là sau thất bại bạn nhận ra điều gì. Hãy dùng sự hiểu biết đó để làm lại từ đầu. Đó là vốn quí mà những người chưa thất bại không bao giờ có được!

Chúc bạn giàu nghị lực!

Chat Master (Anastar) - Tác giả cuốn sách Cẩm nang khởi nghiệp

Bài liên quan:

1) Nên nghỉ việc để kinh doanh nhà trọ?

2) Hãy thực tế khi nghĩ về kinh doanh

3) Làm sao để tư duy sâu sắc một vấn đề?

4) Có động lực đúng sẽ mạnh mẽ hơn

5) Có mặt bằng rộng nên kinh doanh gì?

6) Dùng 700 triệu để kinh doanh hay du học?

BÌNH LUẬN BẰNG MAIL

BÌNH LUẬN FACEBOOK